Cùng King Ship Solution Academy tìm hiểu trong Logistics – Freight Forwarder là gì?, khi đây hiện được coi là một trong những ngành “hot” nhất với mức gia tăng nhu cầu nhân sự chất lượng cao.
Đầu tiên để trả lời câu hỏi Freight Forwarder là gì? chúng ta cùng nhau phân biệt giữa Xuất nhập khẩu và Logistics
Nếu bạn đã từng lướt qua các tin tuyển dụng về xuất nhập khẩu – Logistics Freight Forwarder, thì tin chắc rằng sẽ thấy các tin như “tuyển nhân viên Freight Forwarder“. Nhân viên xuất nhập khẩu – Đây là 1 khái niệm rất chung, chưa hề ghi chú bạn sẽ làm việc cụ thể nào.
Bạn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên xuất nhập khẩu tại:
- Các công ty Xuất nhập khẩu thương mại (trading)
- Các công ty và nhà máy Gia công/Sản xuất xuất khẩu/Chế xuất trong các khu công nghiệp/khu chế xuất.
Các nhân viên xuất nhập khẩu nhà máy có yêu cầu công việc, phân công khá đặc thù khác biệt hơn hẳn so với các công ty thương mại.
Còn khi làm việc trong lĩnh vực Logistics, các bạn có thể làm tại:
- Công ty Logistics (Forwarder/NVOCC/Co-loader)
- Lines tàu
Tiếp đến là phân biệt giữa Logistics và Freight Forwarder
Freight forwarding còn được gọi là giao nhận vận tải. Theo đó forwarder là đơn vị sẽ đứng ra làm trung gian, tiếp nhận hàng hóa của khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp có giá tốt (đường biển seafreight, đường bộ trucking hoặc đường hàng không airfreight) nhằm đảm bảo giao hàng theo đúng thỏa thuận theo hợp đồng đã ký với chủ hàng. Bên cạnh đó họ cũng có phục vụ các dịch vụ đi kèm như thông quan, lưu trữ, đóng kiện hàng,…
Logistics: Chưa có từ thuần Việt diễn tả chính xác ý nghĩa của logistics. Nhiều người vẫn gọi đại khái là “dịch vụ hậu cần”. Đây là phần trong trọng trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhiều hoạt động như hoạch định cung cầu, lưu trữ, quản trị tồn kho, kiểm soát, vận chuyển, luân chuyển, đóng gói, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa,…để đảm bảo tối ưu quá trình hàng hóa chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Về cơ bản, các hoạt động của forwarder chỉ gói gọn trong việc xử lý vận chuyển hàng hóa (bằng các phương thức vận tải) từ điểm đi tới điểm đích theo hợp đồng. Trong khi đó, logistics sẽ bao gồm nhiều hoạt động hơn, có tính tổng thể hơn và cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu của khách hàng, trong đó bao gồm cả forwarding.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Freight Forwarder là gì? có thể nói rằng, forwarding là một bộ phận/một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics.
Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm Freight Forwarder làm gì? các công việc trong Freight Forwarder
Nhân viên Sales Forwarder
Những yêu cầu công việc đối với vị trí nhân viên Sales Forwarder
Forwarder chào bán cước (freight) và dịch vụ (trucking nội địa, hun trùng, kiểm dịch, vệ sinh, thông quan, chứng nhận, giấy phép, dịch vụ chuyên ngành…) cho các công ty xuất và nhập khẩu và gửi báo giá, chốt đạt mục tiêu đề ra.
Xem thêm về Incoterm cần biết cho người làm Sale Logistics
Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các kênh, đi gặp gỡ, chăm sóc khách hàng (café, gặp tại công ty, giới thiệu…)
Khi có hàng thì phối hợp các bộ phận để xử lý hàng trôi chảy, xử lý các vấn đề nếu có, cập nhật cho các chủ hàng/người nhận hàng
Tùy công ty mạnh hàng xuất hay nhập, hàng không hay đường biển, hay có làm đại lý độc quyền cho lines nào đó hay không mà sales có cách tiếp cận và lọc thông tin khách hàng tiềm năng nhất nhé, thể hiện được điểm mạnh nhất của bên mình.
Sales Forwarder là vị trí chịu áp lực khá lớn, tuyển nhiều nhưng cũng khắc nghiệt và đào thải nhanh, sau 3 tháng nếu không có khách hàng sẽ rất chán nản và có thể bị cho “out”.
Tại 1 số công ty Logistics, sẽ có vị trí Sales Agent (Sales Overseas), là Sales Forwarder được chỉ định chuyên sales các đại lý (agent) tại các thị trường nước ngoài, hoặc sales các khách hàng nước ngoài chứ không chỉ là sales các công ty XNK Việt Nam như Sales Forwarder nội địa.
Nhân viên Chứng từ (Documentation – Docs)
- Nhận các yêu cầu làm chứng từ xuất nhập khẩu cho các lô hàng từ sales chuyển sang (nếu công ty Xuất nhập khẩu không tự làm mà thuê forwarder làm)
- Phải handle làm chứng từ xuất nhập giúp khách nếu khách thuê forwarder làm như: Invoice, Packing List, C/O, Fumi, Phyto, Certificate khác, giấy phép, kiểm tra chất lượng hay chuyên ngành…để song song cùng Ops hoàn thiện nhanh nhất
- Truyền tờ khai hải quan cho các lô hàng xuất – nhập khẩu, sau đó bàn giao cho nhân viên hiện trường Ops đi thông quan tại chi cục
- Làm Bill, AWB các lô hàng, hỗ trợ khai VGM, lên Debit Note từ hệ thống để gửi Sales, sau đó sales gửi khách hàng
- Nhận/làm pre-alert từ hoặc gửi Agent/Lines hàng nhập, khai E-manifest, làm NOA gửi khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service – Cus):
Ở một số công ty logistics quy mô nhỏ thì nhân viên chứng từ và nhân viên chăm sóc khách hàng làm chung công việc của nhau, gọi chung là bộ phận Docs. Ở các công ty lớn, phân bộ phận chuyên biệt mới phân ra nhân viên chăm sóc khách hàng riêng.
Những công việc của vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng:
- Liên hệ đại lý lines/agent nước ngoài để xin giá cước tốt nhất, xin Dem/Det, check space và lấy booking từ lines để gửi sales hoặc gửi cho direct shipper/consignee
- Sắp xếp phối hợp cùng điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking). Kiểm tra tiến độ đóng hàng, hạ bãi. Update status (tracking, tracing) của các lô hàng xuất/nhập khẩu trên hệ thống để báo khách
- Hỗ trợ sales/docs làm chứng từ các lô hàng xuất – nhập, check ETA…
- Hỗ trợ các bộ phận khác, hoặc làm theo yêu cầu (vị trí đúng nghĩa chuyên hỗ trợ)
NHÂN VIÊN PRICING
Làm việc với Lines/NVOCC check lịch tàu (frequency), giá cước (freight), phí (charges) và phụ phí (surcharges), space… để báo khách hàng, chịu áp lực phải cover đủ slots/chỉ tiêu doanh số với Lines thì mới có giá tốt
-Update giá cho sales theo tuần/ tháng, Xây dựng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với hãng tàu/ hãng air/ đại lý
Nhân viên Hiện trường/Giao nhận (Operations – Ops)
Vị trí này yêu cầu đi lại thường xuyên, vất vả nhất, làm nhiều quen dần, yêu cầu đầu vào không cao như các vị trí khác:
- Nhận bộ chứng từ xuất – nhập các lô hàng từ sales/docs và hỗ trợ đi nộp thuế, thông quan hải quan hàng xuất hoặc đi lấy hàng (hàng nhập) tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, ICD, cảng (cửa khẩu), sân bay, hải quan chuyển phát nhanh
- Nhận hồ sơ và yêu cầu từ sales/docs đi làm các chứng từ như C/O, Fumigation, Phytosanitary, bảo hiểm, C/Q, giấy phép, chứng nhận…hay phải đi kiểm hóa, hỗ trợ đi phân tích phân loại và làm các thủ tục quản lý chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, công bố…)
- Trực tiếp khai truyền hải quan ECUS/VNACCS hoặc hỗ trợ docs khai khi cần thiết
Nhìn chung, vị trí giao nhận phù hợp với các bạn nam hơn, với cường độ đi lại rất nhiều. Tuy nhiên rất nhiều Ops nữ làm rất tốt. Không có quy chuẩn nào là nam hay nữ làm tốt hơn.
Nhân viên điều vận đội xe/bãi (co-ordinator)
- Nhận lệnh báo xin xe/cont từ Sales và nhân viên chăm sóc khách hàng. Sắp xếp xe đến đóng hàng, hạ bãi (hàng xuất) hoặc rút hàng, chở về kho đúng lịch (hàng nhập)
- Xử lý đảm bảo việc chuyên chở hàng thuận lợi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải như tai nạn, quá tải…
- Vị trí này thường gần như 100% là Nam, do tính chất công việc khá vất vả, cần hiểu biết về đường xá và điều hành đội xe. Ca làm việc không có định, cứ có xe và lịch là phải xếp cân xe.
Hiểu Mình Chọn Nghề và Phát Triển trong ngành Freight Forwarder
Việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và thỏa mãn niềm khát khao của bạn. Bạn nên biết rằng, với quyết định nghề nghiệp sai lầm cuộc sống của bạn sẽ chịu tác động tiêu cực rất lớn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, bất lực, mất niềm tin vào cuộc sống và cảm thấy trống rỗng, bế tắc trong việc định hướng bản thân yêu thích gì? làm công việc gì?
Workshop sẽ giúp bạn định vị đúng vai trò của của bản thân trong Freight Forwarder qua bài những câu hỏi trắc nghiệm nghề nghiệp được xây dựng bởi các chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm.
Khi bạn đã định hướng được công việc của mình chắc chắn sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp trong phần Q&A nhằm giúp bạn vững tin hơn trong con đường chinh phục thành công. Workshop còn mang lại cho bạn cơ hội có những câu trả lời giải đáp tất cả các vướng mắc của bạn từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn phù hợp. Đây cũng là cơ hội cho bạn có thể tìm hiểu những điều thầm kín của nghề mà bạn sẽ chọn.
Cuối cùng là cơ hội nhận được học bổng các khoá học về vị trí mà mình yêu thích sau khi tham gia workshop.
Leave a reply